Chú thích Phong_trào_hội_kín_Nam_Kỳ

  1. Phong trào Minh Tân do Trần Chánh Chiếu đứng đầu, với ý muốn mở mang nền công thương cho nước, học tập văn hóa và khoa học phương Tây, chống thủ cựu và hủ tục....Theo Trần Văn Giàu thì đây là một phong trào chính trị tương đương với phong trào Đông Kinh nghĩa thục ở đất Bắc, và hai bên có quan hệ với nhau (theo Trần Văn Giàu, phần Lược sử Thành phố Hồ Chí Minh in trong Địa chí văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh, Tập 1, tr. 263-164).
  2. Theo Trần Văn Giàu sách đã dẫn, tr. 268.
  3. Đại cương lịch sử Việt Nam (Tập 2), tr. 200.
  4. Trong số 111 người bị xử án trong vụ tấn công Sài Gòn năm 1913, có 93 người từ 20 đến 49 tuổi. Có 68 người làm ruộng, 23 làm công nhật. Đa phần là nghèo và ít học (theo Trần Văn Giàu, sách đã dẫn, tr. 268.
  5. Theo nhà sử học Phạm Văn Sơn, thì lúc bấy giờ người Hoa kiều ở Nam Kỳ có lập ra một hội kín lấy tên là "Nam Kỳ Nghĩa Hòa Đoàn chi hội" (có gốc rễ ở Trung Quốc), sau đổi ra là "Thiên Địa Hội". Hội nêu ý chí đoàn kết và lập quỹ để hoạt động chống Thanh. Hội thờ ba nghĩa sĩ Trung Quốc thời trước là Quan Vũ, Văn Thiên TườngNhạc Phi. Hội áp dụng một hình thức kỷ luật rất nghiêm minh, và đề ra một lý tưởng là: cưu mang anh em trong hội lúc cùng khổ, cương quyết bênh vực kẻ yếu, và can thiệp vào những việc bất bình như các hiệp sĩ đời xưa. Về hệ thống tổ chức, trên hết là "Ông chủ", dưới đó là Kèo. Mỗi Kèo điều khiển khoảng 50 hội viên. Để có sự kín đáo, hội không lập sổ sách, nơi hội họp cũng không nhất định ở đâu, các hội viên nhận nhau bằng ám hiệu, chỉ thị và tin tức đều trao đổi cho nhau bằng tiếng lóng...Để trở thành hội viên, người xin gia nhập phải trải qua mấy lần thử thách để chứng tỏ lòng can đảm (phép thử thách này gọi là "trui"). Sau khi người Việt gia nhập vào hội mỗi ngày một đông (để mong được che chở và bênh vực), nhóm Hoa kiều đứng đầu bèn lập ra một chi hội khác dành cho họ, và cũng lấy tên là Thiên Địa Hội. Các nhà ái quốc người Việt liền lợi dụng tổ chức ấy để làm lực lượng chống thực dân Pháp và những quan lại "sâu dân mọt nước" (lược theo bài viết ở mục sách tham khảo, tr. 459-460). Thông tin thêm: Theo Sơn Nam, thì lúc bấy giờ người Hoa kiều có 2 hội kín riêng. Một là nhóm Nghĩa Hưng, tục gọi là Kèo Xanh (đặc biệt tại làng Thới Thuận thuộc tổng Định Mỹ, nhiều tín đồ Thiên chúa giáo đã tham gia hội kín này), đa phần là người Hoa gốc Phúc Kiến. Từ nhóm này sau tách ra một chi nhánh là Hòa Xuân, tục gọi là Kèo Đỏ. Hai là nhóm Kèo Vàng, đa số là người Hoa gốc Triều Châu (Sơn Nam, Cá tính miền Nam, tr. 86-91).
  6. Đại cương lịch sử Việt Nam (Tập 2), tr. 201.
  7. 1 2 Theo Trần Văn Giàu, sách đã dẫn, tr. 268.
  8. Kèo (theo nghĩa cột kèo) là cái vành của mui ghe. Cây kèo thứ nhất sơn màu gì thì biết họ thuộc nhóm nào (giải thích của Sơn Nam, cá tính miền Nam, tr. 86).
  9. Phong trào Duy tân ở Bắc Trung Nam; Miền Nam đầu thế kỷ 20: Thiên Địa hội & cuộc Minh Tân (tr. 134).
  10. Sơn Nam, Cá tính miền Nam. Nhà xuất bản Trẻ, 1997, tr. 89.
  11. Theo Trần Văn Giàu (sách đã dẫn, tr. 268) và Vương Hồng Sển (Sài Gòn năm xưa, tr. 270-271).
  12. Ngày tháng chép theo Sơn Nam (Thiên Địa Hội và cuộc Minh Tân, tr. 141) và nhóm Đinh Xuân Lâm (Đại cương lịch sử Việt Mam, tr. 202). Nguyễn Q. Thắng-Nguyễn Bá Thế chép là "rạng sáng ngày 16" (Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, tr. 793).
  13. Đồng Tập Trận là vùng đất dùng làm nơi luyện tập và diễu binh của quân đội nhà Nguyễn đầu thế kỷ 19. Khu vực rộng lớn này, nay là vùng đất hai bên đường 3 tháng 2 và Điện Biên Phủ thuộc quận 3 và quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh.
  14. Các con số chép theo Trần Văn Giàu, sách đã dẫn, tr. 271.
  15. Đại cương lịch sử Việt Nam, tr. 202.
  16. Cá tính miền Nam, tr. 85 và 93.